Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Cập nhật lúc: 26/09/2024

PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ ngày 01/01/2024 đến ngày 29/8/2024, Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 51 hộ, 32 thôn, 17 xã của 10 huyện (Krông Năng, Lắk, Krông Bông, Krông Pắc, Ea Súp, Cư M’gar, Cư Kuin Buôn Đôn, Krông Búk, và thành phố Buôn Ma Thuột) làm chết và tiêu hủy 404 con. Tính đến ngày 29/8/2024, toàn tỉnh vẫn còn 7 xã/thị trấn thuộc 05 huyện dịch bệnh chưa qua 21 ngày, cụ thể: các xã Ea Lê, Cư Mlan, thị trấn Ea Súp thuộc huyện Ea Súp; xã Ea Mnang, huyện Cư M'gar; xã Ea Tam, huyện Krông Năng; xã Cư Kbô, huyện Krông Buk và xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột. Trong đó huyện Ea Súp đã có 5/10 xã, thị trấn có dịch bệnh DTLCP.

Bệnh có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi của lợn và tỉ lệ chết gần như 100% với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả lợn có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi.

Virus dịch tả lợn có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, trong thịt lợn sống hoặc ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng, virus bị chết ở 70 độ C. Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài dịch tả lợn .

Bệnh lây nhiễm từ qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: lợn nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn chứa thịt lợn nhiễm bệnh.

Bệnh không lây sang người tuy nhiên người là một tác nhân gây phát tán bệnh.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, với thể cấp tính thời gian ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Các triệu chứng trên lợn bệnh tùy từng thể khác nhau.

Hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho lợn đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy các phương pháp phòng tránh bao gồm:

Thường xuyên vệ sinh, sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, các phương vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ điểm bán buôn, giết mổ lợn và các sản phẩm thải của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất.

Dịch tả lợn châu phi

Ảnh: Vệ sinh chuồng trại để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi.

Phát hiện cách ly lợn bị bệnh và nghi bị bệnh.

Diệt các nguồn bệnh như ruồi, muỗi để tránh mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.

Không mua, bán thịt lợn không có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thức ăn thừa hay chưa được nấu chín từ lợn.

Thực hiện tiêm phòng vắc xin DTLCP theo hướng dẫn của Công văn 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang